Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm đạt cho được mục tiêu “phú quốc cường binh”.
Trong giai đoạn này và cả giai đoạn sau trong thời Taisho (1912-1926), cho dù trào lưu dân chủ xâm nhập mạnh mẽ, xét ở góc độ văn bản cả phía chính phủ và giới làm giáo dục Nhật chưa hề ý thức sâu sắc “triết lý giáo dục”. Các cụm từ “triết lý giáo dục” cũng không xuất hiện trong các văn bản pháp luật liên quan tới giáo dục.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà nghiên cứu người Nhật cho rằng, trừ khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị khi giáo dục còn mang tính chất khai sáng, giáo dục Nhật Bản trước 1945 chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “Sắc chỉ giáo dục”, một “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1879.
“Thánh chỉ” này nêu ra những nội dung đạo đức mang màu sắc Nho giáo mà nền giáo dục Nhật Bản phải hướng tới và yêu cầu nền giáo dục phải đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên hoàng.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản