Cuốn sách “Cái Tôi Được Yêu Thương” là lời kêu gọi mạnh mẽ cho sự thay đổi, dành cho những ai đang khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác giả Wilhem Stekel dẫn dắt người đọc khám phá những góc khuất của tâm hồn con người, phơi bày những tổn thương và mặc cảm ẩn sâu trong mỗi cá nhân. Bằng những phân tích tâm lý sắc bén, Stekel cho chúng ta thấy sự nguy hại của cái tôi vị kỷ, đồng thời chỉ ra con đường để vượt qua nó và hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Cuốn sách này dành cho:
Cuốn sách “Cái Tôi Được Yêu Thương” không chỉ là một tác phẩm tâm lý học uyên bác mà còn là một lời động viên, khích lệ tinh thần mạnh mẽ. Cuốn sách giúp bạn nhận ra rằng:
Cuốn sách này là một món quà ý nghĩa dành cho bản thân và những người bạn yêu thương. Hãy đọc và cùng nhau khám phá hành trình chữa lành và trưởng thành của mỗi cá nhân. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Cái Tôi Được Yêu Thương của tác giả M.D. Wilhelm Stekel — LỜI GIỚI THIỆU
Phải mất một khoảng thời gian khá dài, chúng ta mới nhận ra rằng bệnh thần kinh là căn bệnh bắt nguồn từ tâm lí. Một sự thay đổi tuyệt vời đang diễn ra. Hầu hết các chuyên gia thần kinh đều trở thành bác sĩ tâm lí. Họ chú tâm đến những trài nghiệm và môi trường sống của bệnh nhân; họ xem xét thái độ cùa bệnh nhân với thế giới; họ cải sửa những quan điềm lệch lạc của anh ta; và họ cố gắng kéo bệnh nhân ra khỏi những mộng tưởng có hại, đem anh ta trở về với đời sống thực tại. Bác sĩ – nhà tâm lí vì thế không những là nhà giáo dục, cha xứ mà còn là người thày bên cạnh mỗi chúng ta.
Đượcc công nhận như là một trong những người đầu tiên trông thấy và tìm ra những mối liên kết này thực sự là phần thưởng khiêm tốn cho tôi. Tôi bắt đầu như một nhà thám hiềm “hoang dã” của tâm lí cho tới khi tôi gặp lí thuyết của Freud, chúng giống như cánh cửa mở ra trước mắt tôi một thế giới mới. Freud gọi phương pháp tìm hiểu về tâm lí của mình là Phân tâm học. Ông coi trọng việc khám phá những ấn tượng thơ bé sâu thẳm đã bị chôn vùi liên quan đến bản chất của tính dục. Việc tiếp cận và đi sâu vào những cảm xúc bị dồn nén đó chính là cách chữa trị cho bệnh nhân.
Tôi đã tiếp thu phần tốt nhất cùa những lí luận này, từ đó sáng tạo ra một điều mới. Không phải tôi muốn làm mờ đi công trình tiên phong của người thày vĩ đại của tôi. Bởi trên vai của một người khổng lồ, gã lùn thậm chí cũng có thể nhìn xa hơn người khổng lổ đó. Số phận của mỗi học trò là phải vượt qua được người thày dạy của mình nếu anh ta muốn trở thành bậc thầy cùa chính mình.
Do vậy, tôi coi phương pháp Phân tâm học của Freud giống như một bước đệm đề hướng tới một liệu pháp tâm lí mới. Nhà trị liệu phải hiểu rõ bệnh nhân của mình nếu muốn giúp đỡ họ. Nhưng không phải theo những quan niệm, những phương pháp xác định từ trước đó. sự nguy hiềm của mỗi ngành khoa học chính là thói quen. Mỗi linh hồn mang theo một vấn đề riêng mà bác sĩ tâm lí cần phải giải quyết.
Chúng ta cứ lầm tưởng rằng: Phân tâm học chỉ là một vết thương đau đớn bắt nguồn từ tính dục. Nhà phân tâm học thực thụ không bao giờ hỏi, ông ta chì nghe bệnh nhân thú nhận về chính mình, điều đó ngăn ông ta phác họa con người bệnh nhân chỉ bằng những câu hỏi về tính dục dễ gây nhầm lẫn này. Chúng ta chắc chắn không đánh giá thấp tầm quan trọng của tính dục trong đời sống tinh thần của con người văn minh, nhưng chúng ta cũng không nên quá đà. Tính dục là một phần trong những câu hỏi quan trọng, và cuốn sách nhỏ này còn đề cập đến nhiều vấn đề khác bên trong tâm lí của một con người.
Việc tri liệu chì ra cho bệnh nhân thấy những mộng tưởng của anh ta hoàn toàn không thể thực hiện được, đồng thời giúp anh ta điều chỉnh thái độ của mình với môi trường xung quanh và hướng ra thế giới bên ngoài. Mỗi bệnh nhân tâm thần đều sống trong một thê’ giới thứ hai do mình tạo lập. Nhà trị liệu cần phải xâm nhập được vào thế giới ấy, bởi nó nắm giữ quá khứ của bệnh nhân, nó tạo ra một hiện-thực-ảo cho anh ta và đưa anh ta vào những huyễn tưởng tương lai không có thật.
Bác sĩ cũng phải trở thành một người định hướng của bệnh nhân. Phân tâm học thực ra chỉ là quá trình phân tán, đập bỏ, sau đó là tổng hòa và tái thiết lại: Phương pháp phân tích nhằm phá hủy những bức tường pháo đài cũ kĩ, các thành trì ảm đạm, hay tàn tích đổ nát của chứng loạn thần kinh. Những thứ này cần được thay thế bởi những ngôi nhà mới, tràn ngập ánh sáng và là nơi cư ngụ an lành cho tâm hổn. Nhà trị liệu phải giúp bệnh nhân của mình tìm thấy mục tiêu cùa cuộc sống và có một cái nhìn thực tế với cuộc đời của họ.
Trong bàn phác họa dưới đây, tôi đã rút ra một vài nghiên cứu nhỏ đề làm bằng chứng cho những nỗ lực của tôi trong việc hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. Chúng chứa đựng biết bao vấn đề cần phân tích, cũng là tổng hòa cho một quan niệm mới đanh thép về cuộc sống. Tôi hi vọng chúng sẽ được áp dụng để trị liệu cho sức khỏe tinh thần và giải phóng những tâm hổn đang khổ đau.
Nhìn chung, trong đó đã diễn giải một cách rõ ràng:
(I) Những khó khăn trong quá trình trị liệu; (ii) Những vấn đề phức tạp, mơ hổ từ một thế giới tâm lí kì quái, những mộng tưởng đè nặng lên bệnh nhân; (ill) Cách làm sao tháo gỡ được tất cả những điều này? (iv) Và vai trò của nhà trị liệu? Thiết tưởng trong con người một nhà trị liệu phải chăng cân hội đủ một nhà tư tưởng, một nhà thơ và một bác sĩ. Hoặc nhà trị liệu phải đủ sức tạo ra một lời kêu gọi cao cả như của một Cha xứ, một thủ lĩnh tinh thần.
Cuốn sách nhỏ này đề cập đến tất cả những câu hỏi đó bằng cách đưa ra bản phác thảo cho nhiều vấn đề và thiết đặt một nền tàng cho chế độ dinh dương của tâm hổn. Tôi đã sử dụng tựa để ấy cho bản tiếng Đức1 bởi ở đó tôi có ý thiết lập một luận điểm suy ra từ chính trải nghiệm của mình.
Tôi luôn mong muốn thể hiện suy nghĩ của mình theo một phong cách hấp dẫn, tránh tình trạng khô khan của những người làm khoa học. Thời gian qua, ngôn ngữ khoa học thực đã không thề tránh khỏi sự nhàm chán của nó. Đó là thực tế thường thấy, cũng giống như bác sĩ khó có thề được chấp nhận như một nghệ sĩ và một nhà trị liệu tâm lí-và như vậy càng cần biểu hiện nhiêu hơn những đức tính như thế nhỉ?
Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng phù hợp với công việc trị liệu này. Từ phương pháp khác nhau của mỗi bác sĩ, lại có hàng tá những kết quả khác nhau. Song cuối cùng, chính bác sĩ – nhà trị liệu, chứ không phải phương pháp, sẽ là người chữa lành.
Wilhelm stekel, Vienne, tháng Tư năm 1913
—- Chúng ta đều tự yêu chính mình quá đỗi
có một câu chuyện cổ tích xa xưa vô cùng ý nghĩa. Chuyện kể rằng, một vị vua hoang tưởng đã tuyên bố với mọi người, ông ta sẽ chỉ cho phép con gái mình kết hôn vởi người nào có thể chứng minh được anh ta là người hoang tưởng nhất. Ai làm được điều đó, đức vua sẽ cho phép người đó kế thừa vưong quốc của mình. Vị vua nọ cho đặt một chiếc gương lởn và quan sát những người đi ngang qua nó. Tất cả mọi người đều cố gắng xuất hiện trước tấm gương trong bộ dạng quyến rũ nhất, đặc biệt là những người đến cầu hôn, để tự trấn an mình rằng chắc chắn vẻ ngoài của mình đã ổn. Vị vua già dường như đã bỏ cuộc trong việc tìm kiếm một người đáp ứng được mong ước của mình, thì bất chợt có một người đàn ông trông có vẻ bình thường xuất hiện. Anh ta đi qua tấm gương mà chẳng hề quan tâm hay chú ý đêh nó. Rồi rất đỗi ngạc nhiên khi đức vua công bô? anh ta là người kế vị ngai vàng. Người đàn ông may mắn ấy là một nhà thơ, anh ta đang mải mê vối suy nghĩ về một trong những bài thơ của mình. Sau đó, anh ta cưới công chúa và kế vị ngai vàng chỉ bằng bản nhạc lặng im của mình.
Quá nhiều tầng nghĩa trong một câu chuyện cổ xưa.
Các vị vua trong những câu chuyện cổ tích thường có khả năng thấu hiểu con người. Nhà thơ của chúng ta thậm chí còn không trông thấy tấm gương, có lẽ nếu anh ta nhìn thấy nó, anh ta sẽ chẳng thể “bất cẩn” vượt qua nó như thế. Hoặc có lẽ anh ta chú ý đêh tấm gương mà vẫn cố tình lờ nó đi, thế thì anh ta chỉ là kẻ rỗng tuếch. Bởi anh ta cùng lúc nhìn thấy bản thần phản chiếu trong tấm gương tâm hồn mình. Điều này thật sự còn kinh khủng hơn việc nhìn thấy hình ảnh mình qua tấm gương thực ngoài kia, và đó là điều mà con người bình thường không thể chịu đựng được. Những điều một nghệ sĩ biểu hiện đôi khi chỉ là giả vờ. Nhưng đọ cũng là người luôn ngạc nhiên trước sự huyễn hoặc về cái Tôi của mình. Sự sáng tạo của anh ta không chi là kết quả của sự hão huyền, khi anh ta cố gắng áp đặt cái Tôi trong mình lên những người khác. Không có một nhà thơ nào lại chỉ viết cho chính mình. Anh ta có thể lờ đi mọi danh vọng trong khi biết chắc chắn mình có thể đạt được điều đó.
Cái gọi là sự tự kiêu ấy sẽ biến mất nếu không có một tấm gương đề phản chiếu hình ảnh của chính nó. Chúng ta tô điểm cho bản thân để làm đẹp lòng người khác, người khác đồng thời lại chính là tác nhân khiến ta thêm phần huyễn hoặc về bản thân mình. Sự huyễn hoặc cần một bảng hòa âm để phô diễn chính mình.
Kiêu ngạo là một biểu hiệu của lòng tự ái, nó luôn khao khát được người khác tán dương và cảm kích. Chúng ta muốn được người khác ngưởng mộ chỉ để thỏa mãn cảm giác đề cao bản thần chúng ta nhiều hơn mà thôi.
Lời răn “Hãy yêu quý những người hàng xóm như yêu quý chính mình” quả là những mĩ từ tuyệt vời, và cũng xa vời nữa. Nếu không tự huyễn hoặc mình thì liệu có ai tin người chết có thể sánh ngang với thần thánh? Không người nào có khả năng nhận thức về sức mạnh to lớn của sự ích kỉ. Chúng ta cũng khồng thể nắm bắt được quyền năng ấy, bởi sự phán xét trong ta đã che mờ sức ảnh hưởng của chính mình. Sức mạnh ấy ẩn mình khéo léo trong thế giới và trong cái Tôi của mỗi người. Chúng ta đều có xu hướng yêu bản thân mình hơn người khác, thậm chí là hơn rất nhiều. Nói tóm lại:
Chúng ta thảy đều tự si chính mình.
Có một thần thoại kể về một chàng trai là Narcissus1, một lần nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình ở dưói nuớc và đem lòng yêu bản thân, chàng đau khổ tự lao mình xuống sông do tình yêu chính mình không bao giờ được đáp lại. Ở thế giới bên kia, Narcissus vẫn không thôi ngắm mình dưới làn nước của sông mê Styx. Các bác sĩ tâm thần hiện đại đã mô tả sự yêu mình cực đoan ấy là hội chứng tự si. Tiến trình phát triển liên hoàn kéo dài từ trạng thái bình thường đêh triệu chứng bệnh lí, và thật khó để rạch ròi đâu là nơi chấm dứt trạng thái bình thường, đâu là điểm khởi đầu của bệnh lí.
Chúng ta đều là những kẻ tự si bản thân, cái Tôi của chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Mọi thứ xung quanh ta chỉ quan trọng với ta khi nó được những tia sáng của cái Tôi bên trong chiếu rọi. Giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người là thời điểm mà tính tự si nổi lên mạnh mẽ nhất. Đứa trẻ thực ra rất ích kỉ, chúng chỉ yêu mến những người quản thúc chúng. Chúng dần trưởng thành trong tình yêu, từ chủ nghĩa vị kĩ trở thành người tôn thờ sự vị tha. Những ngưòi đi theo chủ nghĩa vị kỉ nói rằng anh ta phải yêu người này người kia bởi họ tốt với anh ta, dạng như vậy.
Ở giai đoạn đầu này, đứa trẻ luôn cảm thây bản thân nó là trung tâm của vũ trụ. Trí tuởng tượng là thứ giúp nó chinh phục được vương quốc bao la, ở đó nó là người cai trị và có trong tay quyền hành vô biên, cái Tôi bên trong đứa trẻ nhanh chóng bị thổi phồng lên bởi sự kì vọng mù quáng của các bậc cha mẹ. Đứa trẻ được rót vào tai hàng nghìn lần rằng chúng xinh đẹp, dễ thương làm sao, quyến rũ và mê hoặc thế nào; chúng buộc phải tin vào điều đó, cũng như chúng vốn được dạy để chấp hành yêu cầu của cha mẹ.
Cách giáo dục này chứa đựng mối nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng của những nhà giáo dục. Tâm trí trẻ con ban đầu luôn tập trung vào chính cái Tôi bên trong nó. cái Tôi mỏng manh ấy dễ dàng vỡ vụn khi những hình ảnh đẹp đẽ về vương quốc trong ảo tưởng kia tan biêh. Những mộng mơ thanh xuân trở thành cuộc khủng hoảng khi va đập với hiện thực cuộc sống (đây là nguyên nhân chính khiến giới trẻ tự tử). Mức độ tự si khác nhau quyết định cuộc khủng hoảng thành niên này nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người. Thậm chí có người còn không để lộ sự tự si. Anh ta ngấm ngầm tôn thờ vị thần bí mật ấy với cái Tôi của mình. Nhưng thật khó để giữ kín nó. Mỗi hiện tượng của đời sống, mỗi điều anh ta biểu hiện ra, theo một cách nào đó, đều tiết lộ một bí mật ẩn sâu bên trong.
Tình yêu cuồng nhiệt hay chỉ là một mặt khác của sự tự sỉ?
Có một ví dụ rõ ràng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hội chứng tự si này. Hãy bắt đầu với cái gọi là: Tình yêu. Liệu có phải là sai lầm hay không, khi một người rơi vào lưối tình đến mức có thể vứt bỏ cả cuộc sống của mình nếu không có được tình yêu này? Trong tình yêu đó có sự tự si hay không? có chủ nghĩa cá nhân ích kỉ hay không? (Thực ra đây là một dẫn chứng hay để nghiên cứu về điều kiện cấu thành nên một tình yêu).
Chúng ta quen biết và nhiệt thành với một người bởi người đó có quan điểm giống như mình, chúng ta “hợp nhau”, điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta nhìn thấy mình trong ngưòi kia. Cũng giống như khi xem một vở kịch trong nhà hát, ta dễ dàng bắt gặp quan điểm “của ta” ở đầu đó, bắt gặp một hình ảnh quen thuộc trong con mắt “của ta”, một tứ thơ khơi gợi xúc cảm “của ta”, và “nàng thơ” ấy khiến chúng ta – những cá thể mang trong mình đặc điểm riêng biệt – được xoa dịu. Có người thường ngạc nhiên khi một đôi vợ chồng già trông có vẻ giống nhau. Người ta nói đó là sự thích ứng hay sự ảnh hưởng của môi trường, là hệ quả của sự tiếp xúc liên tục giữa hai người.
Với tình yêu sét đánh, tôi tin rằng đó chỉ đơn thuần là sự tự si. Chúng ta nhìn thấy một người như thê’ đó là người mà ta mong ưỏc trở thành, có một nhà thơ đã viết về điều này như sau:
Cái gì là của anh? Điều gì thuộc về tôi? Chẳng phải buồn đau hay vuỉ thú Anh có biết rằng mỗi hạt mẩm của anh Đang nhú dần trong trái tim tôi?
Tự si chính là quyền năng cổ xưa kéo hai người xa lạ lại gần nhau và trở thành người yêu của nhau. Dựa trên cơ chế tự si (mê đắm bản thân mình), chúng ta hoàn toàn có thể làm cho đôi nam nữ yêu nhau sau một quá trình gieo những hạt mầm trong họ. Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ có cách khiến Max và Anne yêu nhau. Đầu tiên ta phải nói vối Anne rằng Max mê mẩn cô ấy đến phát điên. Điều đấy tạo nên một ấn tượng trong lòng Anne. Chúng ta kể cho Max cùng một câu chuyện, rằng Anne nghĩ anh ta là người lịch thiệp nhất trong tất cả những người đàn ông cô ấy từng gặp. Thế rồi khi gặp nhau lần tiếp sau, cả hai bọn họ đều nỗ lực thể hiện những mặt tốt đẹp nhất của bản thân cho đối phương thấy. Chẳng mấy chốc, cả hai đều xuất sinh một niềm đam mê mãnh liệt với đối phương.
Động lực của niềm đam mê mãnh liệt âỳ chính là cái Tôi – lòng yêu chính mình, biến thành cái chúng ta gọi là tình yêu qua một quá trình như sau:
(i) Sự tự si khúc xạ qua “ánh mắt si tình” của kẻ khác sẽ bùng lên thành những cảm xúc mạnh mẽ; (ii) những cảm xúc mạnh mẽ đấy biến thành hành động, thành tình yêu hướng đến đối tượng; (iii) vì đối tượng ấy mang trong mình sự ngưỡng mộ vỏi cái Tôi kia.
Đối tượng yêu đương của chúng ta hóa ra được mạ bên ngoài bằng những tia sáng rực rỡ tỏa ra từ cái Tôi của chính chúng ta. cái Tôi tự si này phóng đi những tia sáng kia chỉ hòng mang về cho chính mình một vầng hào quang còn rực rỡ hơn. Chúng ta có thể hiểu tại sao con người ngồi hàng giờ trước gương và nhìn ngắm hình ảnh phản chiếu của mình. Chúng ta là tình nhân của chính mình và không bao giờ có thể rời mắt khỏi bản thân, vài người trong chúng ta có khuynh hướng trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh hay họa sĩ, bởi khao khát muốn được nhìn thấy mình trong những cảnh huống khác nhau của cuộc đời, nói đúng ra là. mong muốn cái tôi của mình hiện diện khắp mọi nơi.
Giống như chàng thi sĩ trong câu chuyện cổ tích kia, chìm đắm trong sự huyễn hoặc và ngắm nhìn bản thân phản chiếu qua tấm gương tầm hồn mình, chúng ta quan sát và suy ngẫm về chính mình, và chỉ biết có vậy. Hay nói cách khác, chúng ta chỉ biết có mình. Nghịch lí là, càng chỉ biết tới mình, chúng ta càng không bao giờ có thể thực sự hiểu thấu bản thân, chúng ta chỉ đang kiếm tìm sự thấu hiểu và đồng cảm từ người khác mà thôi. Vậy chúng có thể tìm những người ấy ở đâu? Chẳng ở đâu cả! Mỗi con ngưòi mới, mỗi mối quan hệ mối chỉ mang lại một sự thất vọng mới.
Don Juan1 thực ra cũng chỉ là kẻ đang tìm kiếm chính mình. Mỗi cuộc chinh phục mới của anh ta đều nhằm thỏa mãn niềm tin vào sức hấp dẫn không thể cưỡng lại của bản thân. Đó là niềm tin của rất nhiều người, nó chi phối và dẫn chúng ta đến cách cư xử lạ lùng. Bất cứ ai muốn nhìn thấy bản thân mình đều sẽ chỉ tìm đến những người khiến họ thực sự cảm thấy hạnh phúc, bởi họ có thể biểu hiện, khoe mẽ bản thân mình hàng giờ trưóc những người đó. — Hai mặt của cái Tôi: hoang tưởng tự đại và nhút nhát tự tì
Sự quá đà của cái Tôi dẫn đến một khía cạnh không may khác. Qua những thất vọng và vụn vỡ của đời sống hay những nguyên nhân vật lí khác, sự tự si sẽ thay đổi theo hướng ngược lại. Bởi mọi sự sống đều xuất sinh hai dạng thức đồng thời (quy luật lưỡng cực):
(i) Nếu những tia sáng của cái Tôi có thể phóng đại chính cái Tôi đó và lầm mờ đi các sinh mệnh hay vật thể xung quanh; (ii) Thì chúng đồng thời cũng có khả nâng phóng đại mọi thứ bên ngoài và làm giảm đi sựphát tác của cái Tôi bên trong. Đó là những người mang trong mình sựe ngại, tính tự ti.
Những người tự ti không thực sự tin tưởng vào bản thân trước bất kì nhiệm vụ khó khăn nào. chúng ta không thể ra lệnh cho chính mình, chúng ta chỉ có thể hạnh phúc nếu người khác quan tâm, làm việc, tổ chức hay chỉ huy mình, dù chẳng nhận được sự giúp đỡ gì từ những người đó cả. Tuy nhiên chúng ta không bao giờ có thể làm hài lòng người khác.
Tôi không thể, tôi không dám tin vào điều ấy Một mộng tường làm tôi vui Làm sao anh có thể chọn tôi Một đứa trẻ nghèo nàn vô hình Giữa vô vàn thiểu nữ tươi xinh.
Với những người tự ti, mọi thứ ta làm cho bản thân mình dường như không đáng để tâm đêh, trong khi ta lại choáng ngợp tầm mắt trưởc những thứ ngưòi khác làm cho ta.
Chứng hoang tưởng tự đại ẩn nấp bên trong mỗi chúng ta và phát tác ra cùng vối sự ganh tị, đố kị. Thảy chúng ta ai chẳng khát khao chạm tới sự vĩ đại. Ai chẳng mang trong mình ước mơ, hoài vọng. Đó là chỗ cho chứng hoang tưởng phát tác. Ta ước rằng mình có thể bay bổng và tự hào về mình trước những ánh mắt chăm chú long lanh phía dưới. Rằng ta có thể làm nên những điều tuyệt với khiến cả thế giởi phải ngưỡng mộ. Từ trong sâu thẳm, chúng ta luôn cảm thấy mình bé nhỏ và mong mỏi một ngày nào đó mình sẽ trở nên lớn lao.
Tất cả cảm xúc từ cái Tôi của thi sĩ đều hướng đêh một lối thoát và gấp rút phóng tác ra bên ngoài (qua sáng tác). Anh ta phải có một hình ảnh tinh thần bên trong cho từng mộng cảnh. Thảy linh hồn đẹp đẽ chốn Thiên đàng hay ma quỷ của Địa ngục đều đang vật lộn bên trong lồng ngực của anh, người thi sĩ ấy. Đó hẳn là nơi cất giấu lòng yêu thương mãnh Hệt lẫn những cảm xúc căm ghét dữ dội. Chúng luôn là một phần của cái Tôi bên trong anh, là những thứ anh yêu và ghét.