Phân tâm học được sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 bởi một nhà thần kinh học người Áo – Sigmund Freud. Thuyết tâm lý học này đã được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau, phần lớn nhờ công của một số học trò của Freud như Alfred Adler (với Tâm lý học cá nhân), Carl Gustav Jung (với Tâm lý học phân tích), Wilhelm Reich, và sau nữa là những đóng góp từ các nhà phân tâm mới như Erich Fromm (với một số cuốn sách rất thú vị: “chạy trốn tự do – escape from freedom”; “Phân tâm học và Thiền – Zen Buddhism and Psychoanalysis”…), Karen Horney, Harry Stack Sullivan, Jacques Lacan.
Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm:
Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và phi lý.
Những xung năng này mang bản chất vô thức.
Quá trình cố đưa những xung năng này “trồi” lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những kháng cự tâm lý, được biểu hiện qua các cơ chế phòng vệ.
Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thời.
Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối nhiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm, lo âu, trầm uất, v.v…
Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản