Qua nhiều năm nghiên cứu vấn đề phong thủy và bám sát thực tiễn thiết kế cảnh quan, gần đây Giáo sư Du Khổng Kiên cho xuất bản tác phẩm quan trọng của ông: "Tìm hiểu cảnh quan sống lý tưởng". Kỳ thực quyển sách này đã được viết xong từ 5 năm trước nhưng vì gặp sự cố nên trì hoãn đến nay mới xuất bản.
Vào cuối năm 1997. giáo sư Du Không Kiên muốn tôi viết lời tựa cho tác phẩm này của ông, tôi rất vui. Nhân cơ hội này, tôi đã dọc tác phẩm nổi tiếng này. Sau khi cầm ban thảo, tôi đọc rất nhanh. Nội dung của quyển sách đã cuốn hút tôi, khiến tôi rất say mê. Ngay đêm hôm đó tôi đã đọc hết hơn phân nửa quyền sách. Sáng sớm hôm sau vừa thức dậy tôi tiếp tục dọc ngay, bản thảo quyển sách cũng không dài nên tội dọc xong rất nhanh. Sau khi đọc xong, trong lòng thấy thông suốt. Những vấn đề tôi nghi hoặc trong nhiều năm nay đột nhiên được tháo gỡ một cách rỏ ràng, làm cho tôi cảm thấy rất thoải mái.
Đối với vấn đề phong thủy, tôi cũng có một chút cảm nhận, nhưng rất mơ hồ. Trước thời kỳ kháng chiến chống Nhật, bà nội tôi qua đời, gia đình đã mời một vị thầy phong thủy đến xem vùng đất xây mộ (mộ phần) cho bà. Lúc này, vùng đất xây mộ trở thành đề tại được mọi người trong nhà và họ hàng thân hữu bàn tán nhiều nhất. Qua lời nói của mọi người, tôi hiểu được phần nào nội dung của phong thủy và thích phong thủy từ đó.
Về sau, trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, thấy được tính tàn khốc trong cuộc chiến của dân tộc, đồng thời vì chiến tranh mà gia đình trở nên suy tàn, sự hiểu biết của tôi tăng thêm. Sự giáo dục của thực tiễn giúp tôi nhận thức được rằng nếu không có khoa học và kỹ thuật, không có tổ chức và lực lượng thì quốc gia sẽ gặp khó khăn, nhân dân sẽ chịu tai ương. Quốc gia cũng như nhân dân và gia đình đều khó tránh khỏi tại họa này. Phong thủy có tác dụng gì ? Nó vừa không thể giữ được nhà, cũng không thể cứu được mạng. Cách nghĩ này, đến cuối thập niên 40 càng tăng mạnh. Vào thập niên 50, xảy ra cuộc cải cách ruộng đất, công xã hóa khiến cho những phần mộ từ từ biến mất khỏi mặt đất, xây cất nhà đa số là công việc của tập thể và nhà nước. Trên con đường hiện đại hóa, cuộc sống của người dân cũng được cải thiện rất nhiều. Điểu này hoàn toàn không mới thầy phong thủy đến để chọn âm trạch, dò tìm dương trạch và cũng không thể đem các biến động lớn trong xã hội quy công lao cho nó. Thời kỳ này, không có người bàn luận về phong thủy.
Mùa hè năm 1983, tôi đến Canada tu nghiệp. Giữa tháng 6, tôi nhận lời mời tham gia hội địa lý học Canada tổ chức hàng năm ở Vinnibai. Trong một tổ nhỏ thảo luận, một vị học gia Hoa kiểu đã nêu lên một bài tham luận có liên quan đến phương diện phong thủy, chính là xem xét nội hàm khoa học của phong thủy. Việc này cho tôi một sự gợi mở mới. Đó chính là phong thủy. Nó là một loại hành vi và là tư tưởng khá phổ biến tồn tại trong thời gian dài ở Trung Quốc, nên dùng phương pháp khoa học để tiến hành tông kết.
Sau khi từ Canada trở về, tôi bắt đầu có hứng thú đối với địa lý học văn hóa. Tôi vừa dạy vừa học môn học này trong khoa. Trong quá trình dạy và học, tôi hiểu được rằng tư tưởng văn hóa của nhân loại luôn luôn có mối quan hệ tương hỗ với kinh nghiệm và nhận thức trong thực tiễn cuộc sống trong hoàn cảnh địa lý mà họ tổn tại. Qua cách giải thích khoa học về nguyên nhân xuất hiện tôn giáo, tôi nhận thức được rằng nhân loại trong thời kỳ nguyên thủy, khi đối mặt với tự nhiên, xã hội và cuộc sống thiếu các tri thức khoa học, không thể nắm được vận mệnh của mình, cho nên họ cầu cứu một lực lượng siêu nhiên nào đó để làm chỗ dựa tinh thần và phó thác vận mệnh. Loại thực thể và lực lượng siêu nhiên vượt ra ngoài thế giới hiện thực này chính là thượng đế, thần tiền, ma quỷ. Người ta cho rằng nó có thể điều khiển vận mệnh và mang đến những điều họa phúc cho con người. Từ đó đối với các thực thể siêu nhiên sinh ra sự kính sợ và sùng bái.
Đối với vấn đề phong thuy, tôi nghĩ nó cũng giống như tôn giáo nguyên thủy. Nó là sự nối tiếp của văn hóa nguyên thủy, trong đó bao hàm những điều hợp lý chất phác, nhưng cũng có sự pha tạp những hình thức và nội dung thần bí, phi khoa học. Vì thế đối với vấn để phong thủy, điểm then chốt là xuất phát từ quan điểm phát triển lịch sử của văn hóa, để chọn lấy cái tinh hoa của nó, loại bỏ những cái tạp nham. Từ thập niên 80 trở lại đây, đã xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng bàn về phong thuy - một loại văn hóa truyền thống. Dựa trên quan điểm duy vật để tiến hành phân tích, tôi cho rằng nội dung của nó phản ánh qui luật tồn tại của con người. Tôi căn cứ vào các đặc điểm của điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa mạo, thủy văn, chất đất, thảm thực vật và sự tổng hợp các đặc điểm của điều kiện tự nhiên trong một khu vực để tìm kiếm vị trí cư trú và môi trường sống lý tưởng. Đồng thời, người ta cũng đem sự tìm kiếm môi trường lý tưởng này áp dụng cho việc chọn lựa vùng đất xây mộ cho người quá cố. Đa số các tác phẩm đều cho rằng phong thủy có những ảnh hưởng đối với sự tốt xấu, họa phúc, gia đình thịnh suy, sống thọ hay chết yếu, buôn may bán đắt, học hành đỗ đạt. Đó chỉ là cái vỏ ngoài thần bí được khoác lên nó. Nhưng đối với nguồn gốc của việc tìm kiếm cảnh quan lý tưởng này thường thiếu sự đào sâu tìm hiểu. Tác phẩm của Du Không Kiên dùng cách thức từ nhân tố cơ sở văn hóa và sinh vật để giải mở những ý nghĩa sâu sắc giữa cảnh quan lý tưởng và phong thủy. Sau khi đọc bản thảo của quyển sách này, tôi cho rằng tác phẩm của giáo sư Du Không Kiến có ba đặc điểm như sau :
Thứ nhất, dạng đầu tiên của phong thủy lý tưởng là bắt đầu từ sự tìm kiếm mô hình vùng đất định cư như ý của người nguyên thủy.
Giáo sư Du Không Kiện cho rằng người nguyên thủy chuyển từ sống trên cây trong rừng rậm xuống sống trên mặt đất, tiến vào môi trường đồng có rừng rậm, môi trường này có rất nhiều cơ hội cùng với những cuộc khiêu chiến mới. Nhân loại phải thay đổi thói quen ăn uống vốn có trước đây, nguồn săn bắt hải lượm sẵn có, nhưng phải trốn tránh sự tấn công của những kẻ thủ mới (chủ yếu là thủ dữ). Trong môi trường này, họ vừa phải lấy động vật làm nguồn thức ăn chủ yếu, vừa phai tranh xa sự tấn công của thú dữ đe dọa mạng sống của họ. Nhưng con người có cái lính của vạn vật, trên phương diện khí lực, cầm nắm, nhai nuốt, chạy nhảy, nói năng, thể chất con người nói chung không bằng động vật. Để sinh tồn con người đã dựa vào sức mạnh trí tuệ mà họ có thể nghĩ ra như công cụ lao động, hợp tác tập thể và lợi dụng môi trường. Lợi dụng môi trường có thể ẩn nấp, khi tiếp cận với động vật thì tấn công đột ngột, giết chết chúng. Khi tinh hình không có lợi thì có thể mượn địa thế mà ẩn trốn như leo lên cây, trèo lên đồi núi để tránh khỏi hoàn cảnh nguy hiểm Ở trong điều kiện tốt xấu họa phúc cùng tồn tại song song với các hoạt động như tự vệ, săn bắt, giữ lãnh địa cư trú, con người đã nhận thức được môi trường, phân tích môi trường và biết lợi dụng môi trường. Cuối cùng tạo thành mô hình vùng đất định cư như ý của người nguyên thủy, nó là dạng đầu tiên của phong thủy lý tưởng. Điều này chứng tỏ rằng giáo sư Du Không Kiện nghiên cứu sâu nguồn gốc đầu tiên của phong thuy lý tương, bắt đầu từ xã hội nông nghiệp như trong các tác phẩm thông thường và hơn nữa còn trở ngược về giai đoạn săn bắt của người nguyên thuy, trên phương diện thời gian quả thật đã tiến triển hơn trước rất nhiều. Đồng thời quyển sách này dùng ví dụ những con chuột chọn lựa địa điểm đào hang thích hợp để chứng minh động vật trong quá trình chọn lựa và thích ứng với môi trường thông qua gien, tạo thành bản năng di truyền. Con người là một thành viên của thế giới sinh vật, nên cũng có bản năng thiên phú trong việc chọn nơi cư trú. Về sau, điểm này có liên quan trong việc phân tích di chỉ vùng đất cư trú của người nguyên thuy và người sống trong hang động ở đỉnh núi.
Thứ hai, tổng kết được kinh nghiệm của các mô hình phong thủy ở những vùng đất trùng trong văn hóa nông nghiệp.
Con người chuyển từ hái lượm và săn bắt sang trồng trọt và chăn nuôi nên đồng thời cùng chuyển từ nơi tiếp giáp giữa đổi núi và đồng bằng về vùng đồng bằng có nhiều sông hồ kênh rạch, nơi tập trung những cánh đồng. Trong thời kỳ săn bắt, đặt bẫy thú hoang, trốn tránh sự tấn công của thú dữ, họ chỉ có thể lợi dụng địa vật địa hình trong cảnh quan tự nhiên. Trong vùng đất bằng phẳng rộng lớn, cho dù đặc điểm môi trường không giống như thời kỳ săn bắt, nhưng những ý thức về tự vệ và giữ lãnh địa cư trú hình thành từ thời đại người nguyên thủy vẫn duy trì và chuyển từ đối phó với động vật sang đối phó với các nhóm người khác. Biện pháp thích ứng chủ yếu là những cách thức do con người tạo ra dựa trên tự nhiên, sống thành quần thể; đối với gia đình thì xuất hiện kiểu nhà tập thể (tử hợp viện hình hộp. Ở đây giáo sư Du Không Kiên đem công cụ tự vệ và giữ gìn lãnh địa cư trú do con người tạo nên liên hệ với định hình văn hóa sản sinh trong địa hình vùng trũng đặc thù xuất hiện ở vùng đồng bằng Trung Quốc. Ông đã giải thích một cách khoa học mối liên hệ giữa quá trình phát triển của mô hình phong thuy và môi trường tự nhiên cùng với canh quan văn hóa.
Thứ ba, suy xét theo quan điểm triết học đối với "thuyết phong thủy" và dò tìm những hàm ý sâu xa của phong thủy.
Qua việc trình bày sự hinh thành và phát triển của phong thủy, tác phẩm của giáo sư Du Không Kiên đã đề cập đến vấn đề then chốt của phong thủy, tức là tiến hành xem xét quan điểm triết học và dò tìm những hàm ý sâu xa của phong thủy. Trong quyển sách này, tác gia đã phân tích quan điểm triết học "duy khi luận" của cơ sở lý luận phong thuy, bắt đầu từ "thủy hóa" của "duy khí luận" (tức là mọi vật trong trời đất đều bắt nguồn từ khi âm dương), qua "cơ hóa" (tức là khi khi hội tụ thì trời đất hình thành), đến trình bày quá trình "hóa thành" (tức là khí âm dương xung đột với nhau, hòa hợp với nhau mà thành sinh khí, có sinh khí thì phúc lộc tràn đẩy) và nêu ra rằng: "thuyết phong thủy" lợi dụng cái gọi là "khi cảm tương ứng, họa phúc và con người" để suy đoán mồ mã tổ tiên tốt hay xấu có thể quyết định họa phúc đối với con cháu là thiếu căn cứ khoa học. Quan trọng nhất, khác với các tác phẩm phong thủy phổ biến khác ở chỗ ông vừa không mượn cái tên "duy khi luận" của văn hóa truyền thống để làm tăng thêm "màu sắc thần bí" của thuyết phong thuy, vừa không giới thiệu cơ sở lý luận triết học "địa lý khách quan", nhưng ông vẫn nêu ra chính xác
"Không phải thuyết phong thủy gợi ra mô hình lý tưởng của người Trung Quốc (mô hình cảnh quan), trái lại, là mô hình cảnh quan lý tưởng có được từ nền văn hóa đã in hằn trong tim người Trung Quốc, dẫn đến những suy luận trực quan về cơ sở lý luận của thuyết phong thủy, tiến thêm một bước gán ghép vào hệ thống giải thích trên cơ sở triết học Trung Quốc" . Cuối cùng, tác giả kết luận "cơ sở lý luận của phong thủy bản thân nó vốn không có nhiều ý nghĩa to lớn, nhưng sự lý tưởng về cảnh quan trọng tầng sâu của phong thủy mới thật sự đáng để chúng ta xem trọng. Đây cũng chính là điểm xuất phát của quyển sách này."
Từ những lời giới thiệu sơ lược trên, chúng ta có thể thấy được chỗ khác nhau giữa đặc điểm của quyển sách này và những tác phẩm khác. Đây là một quyển sách đáng đọc. Quyển sách này không dài nhưng lời văn giản dị. hình ảnh chủ thích đầy đủ. Theo tôi hiểu, sự nghiên cứu của tác giả không đơn thuần chỉ là tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của thuyết phong thủy, mà còn muốn thể hiện trong thực tiễn công việc thiết kế và quy hoạch cảnh quan của mình để phát huy chân lý của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tôi đã thấy nhiều sáng tạo mới của tác giả. Trên phương diện này, tôi hy vọng sau khi tác phẩm này xuất bản không lâu sẽ tiếp tục xuất bản những tác phẩm mới về cảnh quan lý tưởng của ông.