Tác giả cuốn sách là những nhà báo và chuyên gia tên tuổi trong giới truyền thông Mỹ. Bà Jane T. Harrigan là giáo sư khoa báo chí ở Đại học New Hampshire kiêm cố vấn cho nhiều ấn phẩm đa dạng. Bà Jane đã có 23 năm giảng dạy nghiệp vụ biên tập. Còn Karen Brown Dunlap là giám đốc Viện Báo chí Poynter ở Florida và đã hai lần tham gia ban giám khảo giải thưởng báo chí Pulitzer.

"Con mắt biên tập" là cuốn sách nghiệp vụ báo chí đầu tiên trong tủ sách "Nghề báo" do công ty Sài Gòn truyền thông thực hiện. Nhà báo Trần Trọng Thức, người có nhiều đóng góp với các tờ Tin Sáng, Tuổi Trẻ, Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn... và hiện nay là tờ Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần đã viết lời giới thiệu cuốn sách. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới quí vị độc giả: Bài báo đến với bạn đọc là một quá trình không đơn giản bởi phải qua rất nhiều công đoạn. Tác giả những bài viết có chất lượng cao thường được độc giả yêu mến và cảm phục, thế nhưng người làm cho bài báo ấy hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết đến. Đó là các biên tập viên, thường được ví von là "những nhà báo thầm lặng". L.R.Blanchard thuộc hệ thống báo chí Gannett nổi tiếng trên thế giới, khi nói về tầm quan trọng của biên tập viên đã cho rằng, một Ban Biên Tập thật giỏi với những biên tập viên trình độ nghiệp vụ trung bình cũng chỉ có thể cho ra đời một tờ báo xoàng xĩnh.

Một Ban Biên Tập tầm thường mà có những người biên tập đầy năng lực thì có thể đưa ra công chúng một tờ báo hạng khá. Một Ban Biên Tập bản lĩnh được hậu thuẫn bởi những người biên tập giỏi thì bảo đảm xã hội có được một tờ báo thật hay. Ông nói thêm: "Dù người viết nổi tiếng đến thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu được người khác đọc và biên tập". Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá trình phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.

Đã từ lâu, nhiệm vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để làm công việc vừa nói một cách hoàn mỹ, người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau khi được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ, anh ta còn phải sống trong dòng thời sự chủ lưu, có trí phán đoán, sự uyên bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởng tượng, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi.

Đang tải sách
Trang chủ