Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình có địa hình rất đa dạng kết hợp hài hòa giữa rừng, núi, sông hồ, diện tích tự nhiên 458,3 km2, trong đó có 3/4 diện tích là đồi núi, dân số trên 152 nghìn người. Là vùng đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, giàu truyền thống lịch sử văn hoá. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài Nho Quan có nhiều tên gọi khác nhau. Cách đây 160 năm, vào tháng giêng, mùa xuân năm “Nhâm Tuất”, triều Tự Đức năm thứ 15 (1862) “phủ Thiên Quan” chính thức được đổi thành “Phủ Nho Quan” - Danh xưng Nho Quan bắt đầu từ đó!

Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng đế, định đô ở Hoa Lư lập nên nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vùng này thuộc phủ Tràng An. Dưới Triều nhà Lý (1054) gọi là phủ Trường Yên. Đến Triều Trần đổi là “trấn Thiên Quan”, năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi là “phủ Thiên Quan” định lại các phủ, châu, huyện, đặt riêng “phủ Thiên Quan” gồm 3 huyện Phụng Hoá, Yên Hóa và Lạc Thổ (huyện Yên Hóa còn gọi là Ninh Hóa). Thời Lê Sơ gọi là Ninh Hóa, vì kiêng tên của vua Trang Tông (Duy Ninh (1533-1548)) nên từ năm 1533 gọi là Yên Hóa, các triều sau vẫn theo như thế. Đến Triều Tự Đức năm “Nhâm Tuất”, Tự Đức năm thứ 15-1862 đổi thành phủ Nho Quan, vua cho rằng Trời, Đất (thiên, địa) là chữ xưng hô rất cao, rất lớn, các văn thư các tên đất đều phải đổi tránh, để tỏ ra kính cẩn. Duy có “Khâm Thiên giám” và “Thừa Thiên phủ” chuẩn cho để như cũ, tên gọi Nho Quan có từ đó[1]. Đến mùa xuân năm thứ 22 thì đình việc cấm đó.

Đang tải sách
Trang chủ